Home Quản lý bán hàng Top 9 mô hình kinh doanh phổ biến và hiệu quả nhất 2023

Top 9 mô hình kinh doanh phổ biến và hiệu quả nhất 2023

0
Top 9 mô hình kinh doanh phổ biến và hiệu quả nhất 2023
Mô hình kinh doanh là gì

Mô hình kinh doanh chính là phần cốt lõi và là yếu tố then chốt, tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp, công ty nào dù lớn hay nhỏ. Một mô hình kinh doanh hiệu quả không chỉ là “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp phát triển mà còn là “kim chỉ nam” định hướng hoạt động kinh doanh lâu dài và đúng hướng. Vậy hãy cùng Atosa tìm hiểu ngay mô hình kinh doanh là gì? Cũng như top 9 mô hình kinh doanh phổ biến nhất tại Việt Nam năm 2023 trong bài viết dưới đây nhé!

Mô hình kinh doanh là gì?

Thuật ngữ mô hình kinh doanh (Business Model) lần đầu xuất hiện vào năm 1990, dùng để mô tả các chiến lược, khuôn mẫu để công ty, doanh nghiệp vận hành và mang về lợi nhuận, nguồn thu ấn tượng.

Thông thường, bất kể mô hình kinh doanh nào cũng sẽ xoay quanh 4 vấn đề cốt lõi dưới đây:

  • Lựa chọn sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh
  • Hình thức tiếp thị sản phẩm đến khách hàng
  • Xác định các loại chi phí cho quá trình vận hành hoạt động kinh doanh
  • Cách thức để tạo ra chuyển đổi từ đó mang lại lợi nhuận cao cho tổ chức

 

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi thành lập cũng cần lựa chọn một mô hình kinh doanh phù hợp và hiệu quả, bởi đây sẽ là tiền đề để doanh nghiệp định vị, xây dựng giá trị cốt lõi cũng như đưa ra các chiến lược phát triển lâu dài.

Tầm quan trọng của việc xây dựng mô hình kinh doanh

  • Định hướng con đường phát triển, vạch rõ lộ trình từng bước mở rộng của doanh nghiệp
  • Hỗ trợ việc nghiên cứu, định vị, phân nhóm khách hàng tiềm năng mang lại nguồn doanh thu tối ưu
  • Tham mưu vào quá trình thiết lập kế hoạch tiếp cận khách hàng trên đa kênh
  • Cung cấp giá trị lợi ích cao thông qua sản phẩm tới người tiêu dùng bằng những giải pháp tối ưu
  • Định vị và phát triển hiệu quả những nguồn lực chính của doanh nghiệp

 

Mô hình kinh doanh

Các mô hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam

1. Mô hình kinh doanh bỏ môi giới trung gian

Các mặt hàng khi qua nhiều khâu trung gian, môi giới tuy có thể tiếp cận được nhiều khách hàng song giá thành sản phẩm lại bị độn lên cao nhiều hơn kéo theo lợi nhuận mang lại có thể sụt giảm. Vì vậy, để tối ưu chi phí, tăng lợi nhuận doanh thu và tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng, các doanh nghiệp sẽ áp dụng mô hình này. Bạn có thể loại bỏ nhiều kênh trung gian trong chuỗi cung ứng và trực tiếp bán sản phẩm đó cho khách hàng.

2. Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Đây là một trong những mô hình kinh doanh quen thuộc và phổ biến nhất hiện nay. Với mô hình kinh doanh nhượng quyền, doanh nghiệp sẽ cung cấp tên thương hiệu, giấy phép kinh doanh, tài liệu đào tạo,.. để bên được nhượng quyền được phép bán các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu. Bên nhượng quyền sẽ được trả tiền bản quyền và có thể nhận phần trăm doanh thu theo thoả thuận trong thời gian nhất định.

3. Mô hình kinh doanh cho thuê

Mô hình kinh doanh cho thuê đang ngày càng phát triển với nhiều phân khúc đa dạng. Với đối tượng khách hàng thuộc nhiều độ tuổi khác nhau như sinh viên, người lao động,… Bạn có thể cho thuê đa dạng các sản phẩm, dịch vụ với giá thành phải chăng, chắc chắn sẽ rất có nhiều khách hàng có nhu cầu tìm đến.

4. Mô hình kinh doanh đăng ký

Thông thường, mô hình kinh doanh đăng ký sẽ có 2 dạng:

Đăng ký mua 1 lần và sử dụng sản phẩm trọn đời

Đăng ký mua hàng tháng/ hàng năm

Bạn có thể thấy mô hình kinh doanh đăng ký này trên các nền tảng như Netflix, Amazon (với Prime), LinkedIn. Tuy nhiên, với mô hình này doanh nghiệp cần thường xuyên cung cấp dịch vụ, sản phẩm mới hoặc nội dung thiết thực mới giữ chân được khách hàng.

5. Mô hình kinh doanh truyền thống

Mặc dù chứng kiến sự bùng nổ của xu hướng mua sắm trực tuyến nhưng các mô hình kinh doanh truyền thống vẫn luôn được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Mô hình kinh doanh truyền thống sẽ giải quyết các nhu cầu cấp thiết của người mua cũng như nỗi lo hàng kém chất lượng, không đúng hình ảnh.

6. Mô hình kinh doanh Online

Đây là hình thức kinh doanh đa nền tảng như mạng xã hội, trang thương mại điện tử. Quy trình mua hàng hoàn toàn trực tuyến và sản phẩm sẽ được chuyển đến tận tay người mua thông qua đơn vị vận chuyển.

Ưu điểm lớn nhất của mô hình kinh doanh này là bạn sẽ tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng, tiếp cận đa dạng tệp khách hàng hơn. Tuy nhiên, hạn chế mà bạn gặp phải là khó tạo được lòng tin cho khách hàng hoặc khó kiểm soát quá trình giao hàng nếu gặp tình trạng chậm trễ, dễ thất lạc, hỏng hóc hàng hóa,…

7. Kinh doanh thương mại điện tử

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử đang phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam bởi khai thác những lợi thế của mạng internet, cho phép người mua, người bán kết nối và giao dịch với nhau qua cửa hàng trực tuyến. Tại Việt Nam hiện nay cũng có một số trang thương mại điện tử thành công khi áp dụng theo mô hình này: Tiki, Sendo, Shopee, Lazada,…

8. Mô hình Affiliate Marketing

Mô hình kinh doanh này tưởng chừng mới mẻ nhưng cũng đã được áp dụng tương đối nhiều. Đối với mô hình kinh doanh tiếp thị (Affiliate Marketing) bạn sẽ không trực tiếp quảng cáo sản phẩm, dịch vụ mà nhúng vào nội dung các liên kết. Khi đó, chỉ cần người dùng ấn vào link liên kết hoặc mua thành công đơn hàng thông qua link thì bạn sẽ được hoa hồng.

9. Mô hình Agency

Đây là mô hình kinh doanh phổ biến và đa dạng các loại hình Agency tại Việt Nam hiện nay. Agency là những công ty chuyên tư vấn và cung cấp giải pháp marketing, truyền thông cho đơn vị khác. Họ đều là các chuyên gia, có nhiều kinh nghiệm thực chiến, được đào tạo bài bản và tạo ra những sản phẩm truyền thông hiệu quả.

Ý tưởng phát triển mô hình kinh doanh agency rất đơn giản:

  • Tạo ra đủ khách hàng tiềm năng
  • Thành lập một nhóm chuyên nghiệp quản lý, vận hành các dự án được giao
  • Phát triển agency cho các dự án kế tiếp

 

Làm thế nào để chọn đúng mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp

Để tìm được một mô hình kinh doanh phù hợp và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình, bạn cần trả lời được những câu hỏi sau đây:

  • Sản phẩm hoặc dịch vụ của tôi sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng như thế nào?
  • Tôi sẽ tạo ra doanh thu như thế nào?
  • Khách hàng mục tiêu của tôi là ai?
  • Tôi đang xem chi phí khởi động nào?
  • Chi phí nào sẽ là chi phí cố định và chi phí biến đổi?
  • Tôi có cần hỗ trợ từ các nhà đầu tư không?

 

Việc này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cấu trúc mô hình kinh doanh của mình, từ đó đưa ra quyết định xây dựng mô hình kinh doanh đúng nhất.

Kết luận

Chắc chắn đến đây bạn đã nắm rõ được thế nào là mô hình kinh doanh và các loại hình mô hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Atosa hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho công việc kinh doanh của bạn.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận